Centella asiatica
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Centella Asiatica là gì?
Centella Asiatica là thành phần được chiết xuất từ cây rau má - loại thảo mộc được tìm thấy rộng rãi khắp nhiều vùng ở châu Á. Chiết xuất rau má Centella Asiatica từ lâu đã được ứng dụng vào trong y học tự nhiên, đặc biệt là tại Trung Quốc bởi nó có đặc tính chữa lành vết thương cho làn da.
Các nhà khoa học tìm thấy trong loại rau má nhỏ bé, bình dị này lại có chứa hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào, không những tốt cho sức khỏe mà còn cho sắc đẹp. Cụ thể, trong 100g rau má có chứa chất xơ cellulose, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3 vitamin C, beta carotene, steroid, saponin, flavonoid, kẽm…
Centella Asiatica có khả năng giúp chữa lành và làm dịu da, kháng khuẩn, kháng viêm. Bên cạnh đó, chiết xuất của cây rau má còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về da như chàm, vẩy nến và sẹo; đồng thời chất này còn dưỡng ẩm rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho các loại da khô.

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, làn da chúng ta rất dễ bị mất cân bằng bởi các nguyên nhân như thiếu ngủ hay tác nhân từ môi trường. Centella Asiatica với khả năng có thể củng cố hàng rào bảo vệ da và cải thiện vẻ ngoài tổng thể, sẽ giúp chúng ta lấy lại vẻ rạng rỡ từ một làn da mềm mại, mịn màng sau thời gian sử dụng.
Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Centella Asiatica luôn hiện diện phổ biến trong các thương hiệu chăm sóc da. Thành phần này rất được nhà sản xuất lẫn người dùng ưa chuộng, rất nhiều các sản phẩm khác nhau trên thị trường có chứa Centella Asiatica, từ kem chăm sóc da, dưỡng ẩm và thậm chí cả mỹ phẩm trang điểm.
Điều chế sản xuất Centella Asiatica
Quy trình điều chế Centella Asiatica như sau: Đầu tiên, rửa sạch rau má, thái nhỏ, mang đi phơi rồi sấy khô. Tiếp đó, người ta sẽ nghiền rau má thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng. Centella Asiatica sẽ được chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, với dung môi là nước, ở nhiệt độ 1000 độ C.
-
Phân lập hoạt chất bằng sắc ký cột silicagel pha thường (0,040-0,063mm, Merck), cột sắc ký lọc qua gel Sephadex LH 20.
-
Theo dõi các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha thường pha thường (DC - Alufolien 60G F254 - Merck, ký hiệu 105715).
-
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254nm và 366nm và dùng thuốc thử là dung dịch H2 SO4 10%/ ethanol.
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất chuẩn nội là tetramethyl silan.
Quy trình chiết xuất bột rau má (2kg) được chiết nóng, với dung môi là nước (8 lít/ lần), ở nhiệt độ 1000 độ C, trong 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dịch chiết thu được sau 3 lần gộp chung, lọc qua bông, sau đó cô dưới áp suất giảm đến dịch chiết đậm đặc.

Cơ chế hoạt động của Centella Asiatica
Chiết xuất rau má Centella Asiatica đã được giới y học nghiên cứu vào những năm 1940. Qua đó đã cho thấy rằng, thành phần này tác động tích cực đến quá trình tái tạo và phục hồi tế bào da. Đồng thời, chiết xuất Centella Asiatica còn kích thích sản sinh collagen, các tổn thương trên da cũng nhanh chóng được làm lành.
Mặt khác, Centella Asiatica còn thúc đẩy lưu thông máu, điều trị mụn, làm mờ thâm nám. Chính vì những lợi ích này mà chiết xuất rau má ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm làm đẹp da.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Clay (đất sét) là gì?
Con người đã dùng một trong số các loại clay (đất sét) như kaolin hoặc bentonite để làm mặt nạ. Đất sét xanh hoặc đất sét trắng thường được làm mặt nạ… Trong mặt nạ clay chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho da như là canxi, magie, silica, đồng, sắt và kali.
Thông thường mặt nạ đất sét thường được sản xuất ở dạng bột, người sử dụng phải trộn đều với nước tạo thành hỗn hợp sệt bôi lên da. Để tiện dụng hơn, các công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm dạng sệt như kem hoặc bùn có thể đắp trực tiếp lên da.

Với những ưu điểm chiết xuất từ thiên nhiên và hiệu quả lành tính đã thu hút người tiêu dùng. Clay kaolin với những tác dụng giảm dầu nhờn, giảm mụn hay giúp che khuyết điểm trên da rất được ưa chuộng.
Kaolin là kết quả của quá trình biến đổi tự nhiên của fenspat. Fenspat và các silicat khác thường được tìm thấy trong lớp trầm tích, chiếm phần lớn lượng khoáng chất và có phạm vi rộng. Nhóm chất này bao gồm những thành phần hóa học như sau: 8% Alumina, 46,3% silica và 13,9% nước.
Clay kaolin hay khoáng vật kaolin bắt nguồn từ từ Gaoling (Kao-Ling) – một ngọn đồi ở Trung Quốc (thị trấn Cảnh Đức, Tỉnh Giang Tây, TQ), được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1867 tại Brazil.
Ngày nay, kaolin còn được tìm thấy ở nhiều nơi như châu Mỹ như Brazil, Hoa Kỳ, châu Âu như Đức, Pháp, Anh, hay châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc…
Clay thường được tìm thấy ở vùng có khí hậu nóng ẩm, rừng mưa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Yếu tố thời tiết quyết định đến loại kaolin được hình thành, và được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Kaolin trắng sẽ hình thành trong điều kiện đất mềm, kết quả của quá trình hóa hóa học của các khoáng chất silicat nhôm như fenspat. Tác dụng của lượng oxit sắt sẽ làm biến đổi màu sắc của Kaolin nó sẽ tạo thành dải màu từ đỏ, hồng, cam, cam nhạt và vàng.
Điều chế sản xuất
Người ta điều chế clay bằng cách nghiền thành bột có kích thước từ 325mesh trở xuống. Đem trộn bột, nước và chất phân tán làm cho nó thành 4500 - 6000mesh. Lấy bùn siêu mịn sấy khô và đánh tan, rồi nung thêm 1 - 3% chất trắng trong tổng trọng lượng khi nung. Chất trắng được tạo ra bởi than, natri sunfat và natri clorua, theo trọng lượng hỗn hợp 10: 0,3: 0,2, nhiệt độ nung nên là 970℃ - 990℃.
Cơ chế hoạt động
Theo lý thuyết, clay mang các phân tử điện tích âm, bám vào các phân tử hoặc ion mang điện tích dương của độc tố và vi khuẩn hữu cơ, clay giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nên được dùng làm mặt nạ.
Sau khi đắp mặt nạ, da mặt căng lên khi khô, lúc này, bã nhờn thừa và bụi bẩn bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông cũng bị hút lên trên bề mặt da. Sau khi đắp xong rửa trôi lớp mặt nạ, đồng thời sẽ rửa luôn các độc tố bị nó hút vào.
Ammonium là gì?
Ammonium Acryloyldimethyltaurate/Vp Copolymer là một polymer tổng hợp (phân tử lớn hình thành từ nhiều phân tử nhỏ gọi là monome) có khả năng tạo thành kết cấu dạng gel mướt mịn cho sản phẩm.

Trong mỹ phẩm, cụ thể là trong các loại kem dưỡng có cả nước và dầu, ammonium có công dụng của một chất làm đặc và điều chỉnh kết cấu sản phẩm được mướt mịn. Đó là lý do khi người dùng sử dụng sản phẩm sẽ không có cảm giác bị bết dính khó chịu.
Ammonium Acryloyldimethyltaurate/VP Copolymer tồn tại dưới dạng bột trắng, có thể hoạt động trong pH nồng độ khoảng từ 0.5 - 1.2%.
Biosaccha-Ride Gum-1 là gì?
Biosaccharide gum-1 là một loại anion polysaccharide được được từ quá trình lên men vi sinh, cấu trúc mạch dài gồm L-fucose, D-galactose, axit galacturonic.
Biosaccharide gum-1 giàu chất fucose nên có khả năng tham gia điều chỉnh tính nhạy cảm của da. Biosaccharide gum-1 có ái lực đặc biệt với keratinocytes nên góp phần điều chỉnh các thông điệp tế bào thông qua các thụ thể màng của keratinocytes.

Ngoài ra, Biosaccharide gum-1 còn có khả năng điều chỉnh cơ chế ngoại di truyền nhờ sự kích thích của sirtuins-1 - loại enzyme chống lão hóa da, dưỡng ẩm, giúp làm dịu da.
Điều chế sản xuất
Biosaccharide Gum-1 là thành phần được tạo ra từ sorbitol (một phân tử đường) thông qua quá trình lên men.
Cơ chế hoạt động
Biosaccharide Gum-1 hoạt động bằng cách liên kết nước với lớp biểu bì, từ đó tạo ra một lớp màng liên kết độ ẩm trên da. Cơ chế này giúp mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho làn da.
Bên cạnh đó, Biosaccharide Gum-1 còn được cho là có chức năng như một chất chống kích ứng.
Argania Spinosa là gì?
Argania Spinosa (hay Argan Oil, dầu Argan) là loại dầu thực vật được chiết xuất từ nhân hạt của cây Argan (tên khoa học là Argania spinosa spinosa L). Argania Spinosa có đặc tính màu vàng trong, thoang thoảng mùi thơm nhẹ, giàu chất dinh dưỡng nên được ưa chuộng sử dụng trong ẩm thực, trị thương, giảm đau, dưỡng da và tóc.

Trong dầu Argan chứa vitamin E (loại tocopherols), chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu cùng nhiều dưỡng chất khác. Cụ thể như sau:
-
Các phenol tự nhiên chính trong dầu Argan: Axit caffeic, oleuropein, axit vanillic, tyrosol, catechol, resorcinol, epicatechin và catechin.
-
Các axit béo thiết yếu gồm có: Axit Linolenic (<0,5%), axit Stearic (6,0%), axit Palmitic (12,0%), axit Linoleic (36,8%), axit Oleic (42,8%). Những axit béo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất giúp chăm sóc, cải thiện, duy trì độ ẩm, giữ cho làn da đàn hồi và săn chắc.
-
Vitamin E: Hàm lượng vitamin E trong dầu Argan nhiều hơn trong dầu Olive gấp 2 lần. Loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da.
Điều chế sản xuất
Để chiết xuất được một lít dầu Argan, người ta sẽ cần đến 100 kg quả Argan. Đáng nói là cây Argan chỉ có ở Ma-rốc và chúng chỉ ra quả khi được 30-40 năm tuổi nên giá thành của Argania Spinosa tương đối cao.
Thời xưa, việc chiết xuất dầu Argan tiến hành bằng phương pháp thủ công. Ngày nay, người ta chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, công nghiệp hóa nhưng vẫn có một số giai đoạn như tách hạt phải làm thủ công.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bát giác liên.
Tên gọi khác: Độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học: Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Họ: Hoàng mộc (Berberidaceae). Chi: Bát giác liên (Dysosma Woodson.), đây là một chi nhỏ gồm 7 đến 10 loài cây thân thảo sống lâu năm.
Đặc điểm tự nhiên
Bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ, có chiều cao trung bình từ 30- 50cm.
Rễ
Bát giác liên là cây hai lá mầm nhưng có kiểu rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ hình sợi mọc từ thân rễ. Rễ cây phát triển thành củ mẫm, chứa nhiều tinh bột nên có màu trắng.
Rễ cây có đường kính 1,5-2,5mm, dài 30cm - 70 cm (tối đa lên tới 80cm). Bề mặt ngoài của rễ có nhiều lông rễ, màu vàng chanh sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
Về vi thể, mặt cắt ngang rễ Bát giác liên có hình tròn, biểu bì gồm một lớp tế bào đa giác hay h́ình gần tṛòn, được xếp tương đối đều đặn. Có các lớp mô mềm ở dưới các lớp biểu bì gồm các tế bào tròn có thành mỏng.
Thân rễ
Thân rễ Bát giác liên có hình trụ, mập, dạng chuỗi; màu vàng nâu, kích thước từ 2 - 4 cm. Trên thân rễ có những vết sẹo có khả năng phát triển thành một nhánh mới.
Về vi thể, các lát cắt của thân rễ hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm:lớp bần, mô mềm vỏ, các bó libe-gỗ. trong đó, lớp bần gồm 2-3 hàng tế bào hình đa giác. Các mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ kích thước khá đều nhau, trên mỗi bó libe-gỗ có đính 2 cụm tế bào mô cứng, 1 cụm nằm sát libe, 1 cụm nằm sát gỗ.
Lá
Lá Bát giác liên có hình dạng rất đa dạng từ dạng bầu dục không chia thùy cho đến dạng đa giác với nhiều thùy nông, từ 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh. Đường kính lá khoảng 12 - 25 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, khi non có vân.
Hoa
Hoa có màu đen trong chứa nhiều hạt, mọc đơn độc hay từng 4-12 trên 1 cuốn, có, hình trứng, đường kính khoảng 12mm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 5.
Bát giác liên
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Bát giác liên là cây thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, khả năng tái sinh kém, nhưng đang bị khai thác quá mức nên rất quý hiếm.
Bát giác liên có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao, rừng ẩm như ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và chế biến
Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc đem phơi/ sấy khô.
Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp trong tự nhiên cũng như trong điều kiện trồng trọt nên việc sử dụng hạt làm vật liệu nhân giống là rất khó khăn; tuy vậy Bát giác liên có thể nhân giống bằng thân rễ. Do đó, Bát giác liên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức phân hạng “nguy cấp”, nên cần được nghiên cứu nhân giống và bảo tồn.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Dysosmae Versipellis; thường gọi là Quỷ cừu.
Coumarin là gì?
Coumarin là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức C9H6O2. Phân tử của nó có thể được miêu tả như một phân tử benzen với hai nguyên tử hydro liền kề được thay thế bằng một vòng lacton không bão hòa tạo thành một vòng sáu nguyên tử chứa hai nguyên tử cacbon chung với vòng benzen.
Coumarin thuộc lớp hóa chất benzopyrone và được coi là một loại lactone. Nó là một chất kết tinh màu trắng đục có mùi ngọt giống hương vani và vị đắng. Coumarin được tìm thấy trong nhiều loại thực vật với vai trò phòng vệ hóa học chống lại kẻ thù.

Điều chế sản xuất Coumarin
Coumarin được tìm thấy tự nhiên trong đậu tonka. Tuy nhiên, Coumarin có thể được điều chế thông qua một số phản ứng hóa học:
- Phản ứng Perkin: Sử dụng salicylaldehyde và anhydrid acetic để tạo ra một vòng lacton không bão hòa hình thành cấu trúc của Coumarin.
- Phản ứng Pechmann: Tạo ra Coumarin và các dẫn xuất của nó cũng là một phương pháp điều chế hiệu quả.
Cơ chế hoạt động
Coumarin có nhiều hoạt động sinh học giúp phòng bệnh, điều tiết sự tăng trưởng và đặc tính chống oxy hóa, kích thích bài tiết insulin,... tạo nên các tác dụng của Coumarin.
Dipropylene Glycol là gì?
Dipropylene glycol là hợp chất hữu cơ thuộc họ rượu (hợp chất glycol). Chất này có đặc tính lỏng, không màu, tan hoàn toàn trong nước, gần như không mùi với điểm sôi cao và độc tính thấp.
Do có thể hút nước nên Dipropylene glycol thường có mặt trong mỹ phẩm lẫn các sản phẩm chăm sóc cá nhân với vai trò của một chất giữ ẩm, giúp tăng cường vẻ ngoài của da bằng cách giảm bong tróc và phục hồi độ mềm mại.

Ngoài việc sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, Dipropylene glycol còn được tìm thấy trong nhiều ứng dụng như chất làm dẻo và chất trung gian trong các phản ứng hóa học công nghiệp.
Điều chế sản xuất
Dipropylene glycol là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất propylene glycol. Thành phần này là hỗn hợp của ba hợp chất hữu cơ đồng phân gồm 4-oxa-2,6-heptandiol, 2- (2-hydroxy-propoxy) -propan-1-ol, và 2- (2-hydroxy-1-metyl-etoxy) -propan-1-ol.
Propylene glycol trong công nghiệp được sản xuất từ propylene oxide, sử dụng quy trình nhiệt độ cao không xúc tác ở 200°C (392°F) đến 220°C (428°F) hoặc phương pháp xúc tác, tiến hành ở 150°C (302°F) 180°C (356°F) với sự hiện diện của nhựa trao đổi ion hoặc một lượng nhỏ axit sulfuric hoặc kiềm.
Quá trình này thu được sản phẩm cuối cùng chứa 20% propylene glycol và 1,5% dipropylene glycol.
Đạm thủy phân từ men bia là gì?
Đạm thủy phân từ men bia có tên quốc tế là Protein hydrolyzates và có công thức phân tử là C29H29N3O3S. Đạm thủy phân từ men bia là chất thu được từ quá trình thủy phân axit, kiềm hoặc enzyme của saccharomyces cerevisiae, kết quả thu được bao gồm chủ yếu là axit amin, peptide và protein. Đạm thủy phân từ men bia có thể chứa các tạp chất chủ yếu là carbohydrate và lipid cùng với một lượng nhỏ các chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học.

Điều chế sản xuất đạm thủy phân từ men bia
Thành phần và chất lượng của đạm men bia
Men bia được lên men để thu được sinh khối có giá trị tức có thể được sử dụng làm nguồn protein. Thông thường, hàm lượng protein của tế bào men bia có thể chiếm 40% - 60% trọng lượng khô. Dưới tác dụng của việc chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm, phần phi protein trong tế bào men bia được loại bỏ hoặc loại bỏ một phần, để có thể thu được các sản phẩm của protein men bia với số lượng lớn. Tóm lại, những protein men bia này chứa nhiều axit amin và cũng có một lượng nhỏ khoáng chất, lipid.
Sản xuất đạm men bia thủy phân
Việc sản xuất đạm men bia là một cách khả thi để giải quyết thách thức về sự gia tăng đáng kể nhu cầu protein trên toàn thế giới. Việc gia tăng sinh khối men bia và cô đặc protein bằng cách lên men chất thải nông nghiệp là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để sản xuất protein men bia nhờ tỷ lệ tái sản xuất cao và hiệu suất cao.

Phương pháp xử lý dòng chảy thủy nhiệt liên tục được gọi là “thủy phân nhanh” đã được triển khai để thu hồi protein và xử lý nấm men. Thức ăn thừa chứa 1-15% trọng lượng men được thủy phân ở nhiệt độ từ 160 đến 280°C trong thời gian lưu rất ngắn 10 ± 2 giây. Sử dụng 10% trọng lượng men bia ở 240°C, 66.5% carbon, 70.4% nitơ và 61% sinh khối men bia tổng thể được hòa tan trong dịch thủy phân lỏng. Dịch thủy phân lỏng có 63.1% axit amin được phân tích trong thức ăn lên men được thử nghiệm làm chất dinh dưỡng để nuôi cấy vi khuẩn E. coli trong lò phản ứng sinh học. Nồng độ E. coli ở trạng thái ổn định lần lượt là 1,18 g/L và 0,93 g/l khi sử dụng dịch thủy phân lỏng và chiết xuất men bia thương mại. Từ đó có thể nghĩ rằng đạm thủy phân từ men bia có thể sử dụng cho quá trình phát triển của sinh vật.
Cơ chế hoạt động
Men bia là các vi sinh vật đơn bào được sử dụng chủ yếu trong dinh dưỡng vì tác dụng có lợi của chúng nhờ vào các thành phần tế bào và các hợp chất hoạt tính sinh học do chúng tạo ra, trong đó có mannan, β-glucans, nucleotides, mannan oligosacarides và các loại khác. Các tác dụng có lợi của đạm thủy phân từ men bia là khả năng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi và giảm sự xâm nhập của mầm bệnh. Mặc dù việc sử dụng tế bào men bia sống làm chế phẩm sinh học trong thực phẩm chăn nuôi gia cầm đã được xem xét nhưng lại có ít thông tin về các sản phẩm có nguồn gốc từ men bia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu để hiểu rõ hơn và tháo gỡ bí mật về những tác động cũng như cơ chế hoạt động của đạm men bia thủy phân.

Avena sativa là gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, avena sativa (hay yến mạch) và bột yến mạch mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp, chăm sóc da. Avena sativa có chứa các hợp chất tốt cho cơ thể, bao gồm beta-glucan (5%) là chất làm dịu da, lipid (3-11%) cung cấp dưỡng chất cho hàng rào lipid một lượng lớn axit béo omega-3 và 6, phenolic là chất chống oxy hóa, còn avenanthramides là một tác nhân chống viêm. Ngoài ra, trong avena sativa còn chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, trong đó có vitamin E (dưới dạng α-tocopherol).

Trong công thức mỹ phẩm, các nhà sản xuất bổ sung avena sativa vào bảng thành phần với công dụng mang lại là giúp tẩy tế bào chết, chống oxy hóa và làm mềm da. Những người sở hữu làn da khô, ngứa, dễ bị phát ban hoặc chàm rất thích hợp dùng sản phẩm chứa avena sativa.
Với nhiều tính năng hữu ích nói trên, không ngạc nhiên khi từ lâu avena sativa đã được sử dụng trong các sản phẩm đặc trị như một chất làm dịu da, giảm kích ứng da và ngứa nhẹ do phát ban, chàm hoặc côn trùng cắn.
Điều chế sản xuất avena sativa
Chiết xuất avena sativa được sản xuất thông qua quá trình làm lạnh để tránh mất dưỡng chất. Sau đó, người ta cô đặc thành phần thu được lại rồi hòa tan trong glycerin và nước ở nồng độ 20% (chiết xuất) và 80% (chất pha loãng).
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là gì?
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là chiết xuất từ cây cúc tần, cây cúc tần phát triển lên đến 0,6 m (24 in) x 0,6 m (24 in) thường nở hoa từ tháng 8 đến tháng 10. Cây phải được trồng bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời với đất ẩm. Chúng thường có hoa màu vàng hoặc trắng với phấn màu vàng, thích hợp với đất nhẹ (cát), trung bình (mùn) và nặng (đất sét). Độ pH thích hợp: Đất chua, trung tính và bazơ (kiềm).
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là chiết xuất từ cây cúc tần
Canh tác
Hoa cúc chỉ là một loại cây của vùng ôn đới nhưng nó có thể được trồng thành công bên ngoài khu vực như ở các khu vực nhiệt đới vì nó thường được trồng ở Đông Nam Á với đất ẩm (pH khoảng 6,5) trong thời tiết nắng. Nó có thể xử lý nhiệt độ xuống tới -10 ° C (14 ° F).
Lan truyền
Có thể gieo hạt trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 và thường bắt đầu phát triển sau 10 đến 18 ngày ở 15 ° C (59 ° F).
Cây được thu hái từ tự nhiên để sử dụng tại địa phương như một loại thực phẩm và thuốc chữa bệnh, đôi khi nó được trồng để sử dụng làm thuốc.
Điều chế sản xuất Chrysanthemum Indicum Flower Extract
Điều chế chiết xuất từ hoa cúc Hoa cúc hoa cúc được mua từ chợ thảo mộc phương đông (Seoul, Hàn Quốc). Hoa khô (100 g) được chiết bằng 10l metanol (72 giờ) hoặc nước cất (2 giờ), và các chất chiết xuất được cô đặc dưới áp suất giảm. Nước sắc đã được lọc, đông khô và bảo quản ở 4°C cho đến khi sử dụng.
Cơ chế hoạt động
Chrysanthemum Indicum Flower Extract có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim, nó cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin.
Ester là gì?
Một ester là một hợp chất hữu cơ kết quả từ phản ứng giữa oxoacid và hợp chất hydroxyl (như rượu và phenol). Nó tương tự như một axit cacboxylic có nguyên tử hydro thuộc nhóm -COOH được thay thế bằng nhóm alkyl hoặc aryl.
Ester là các phân tử phân cực, so với các axit cacboxylic có trọng lượng tương tự thì điểm sôi của ester thấp hơn vì giữa chúng không thể hình thành liên kết hydro. Thay vào đó, chúng có thể hình thành liên kết hydro giữa các nguyên tử oxy và nguyên tử hydro của các phân tử nước. Do đó, ester ít tan trong nước.

Khác với axit cacboxylic tương ứng thường có mùi khó chịu, ester có mùi trái cây. Những ester này là lý do cho mùi của nhiều loại trái cây (chẳng hạn dứa có mùi từ ethyl ethanoate) nên ngành công nghiệp thực phẩm từ lâu đã sử dụng ester để tạo mùi.
Cần biết là, ester chúng ta sử dụng trong một sản phẩm cụ thể để có mùi trái cây mong muốn không phải là hợp chất có trong nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, ester có thể tạo ra hương vị và mùi tương tự. Hơn nữa, mặc dù hợp chất không giống như trong trái cây tự nhiên, nhưng không nguy hiểm khi ăn các sản phẩm thực phẩm này vì cấu trúc của ester gần giống với hợp chất tự nhiên.
Có trọng lượng phân tử thấp và có mùi thơm, este thường được sử dụng làm nước hoa, các loại tinh dầu và pheromone. Este còn là dung môi tốt cho các chất dẻo, chất hóa dẻo, nhựa cây và sơn mài. Đây cũng đồng thời là một trong chất bôi trơn tổng hợp lớn nhất trên thị trường.
Điều chế sản xuất Ester
Este được điều chế theo nhiều phương pháp phân theo từng loại este: Este của ancol, este của phenol, este không no.
Este của ancol
Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là tiến hành phản ứng este hóa, đun hồi lưu ancol và axit hữu cơ, có H2SO4 đặc làm xúc tác.

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để tăng hiệu suất phản ứng thuận:
-
Tăng nồng độ chất tham gia;
-
Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: Đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H2SO4 đặc để hút nước. H2SO4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
Este của phenol
Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
Điều chế một số este không no
RCOOH + HC=CH → RCOOCH=CH2
Cơ chế hoạt động của Ester
Este có trọng lượng phân tử thấp, cấu tạo không phức tạp lắm và rất dễ chế tạo bằng phương pháp tổng hợp. Hợp chất này dễ bay hơi, chúng liên tục phát tán vào không khí làm cho mũi của chúng ta nhận biết được mùi thơm của hoa quả.
Agar là gì?
Việt Nam có sự đa dạng và phong phú về nguồn lợi rong biển như rong nâu, rong đỏ và rong lục. Loài có giá trị kinh tế cao như rong đỏ. Rong đỏ chứa rất nhiều các hoạt chất có giá trị như carrageenan ở rong sụn (Kappaphycus alvarezii, Kappaphycus striatum,…), agar ở trong rong câu chỉ vàng Gracilaria…
Agar là chất nền vững chắc để chứa môi trường nuôi cấy cho công việc vi sinh. Agar có thể được sử dụng như một chất thay thế gelatin cho người ăn chay, một chất nhuận tràng, một chất ức chế sự thèm ăn và một chất làm đặc cho súp. Trong việc bảo quản trái cây, kem lạnh và các món tráng miệng khác, trong trong sản xuất bia, giấy và vải định cỡ.

Chất tạo gel trong agar là một polysaccharide không phân nhánh thu được từ thành tế bào của loại tảo đỏ, chủ yếu từ tengusa (Gelidiaceae) và ogonori (Gracilaria). Agar là một polime được tạo thành từ các tiểu đơn vị của đường galactose.
Agar được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thực phẩm, công nghệ dược, công nghệ vi sinh,… Agar là một loại rong biển được dùng để làm thuốc. Rong biển đỏ của Nhật là nguồn agar thường gặp nhất. Ở Nhật, agar còn thường được dùng để giảm cân.
Ngoài ra, Agar có tác dụng chữa bệnh tiểu đường và táo bón. Trong mỹ phẩm Agar là một dạng chất gel và được sử dụng trong sữa dưỡng da, thuốc gel, và một số loại thuốc đạn.
Đặc tính lưu biến của agar lại phụ thuộc vào cấu trúc của agar-agar cũng như sự liên kết của agar-agar với các ion kim loại, với các polysaccharide hay protein khác nhau.
Điều chế sản xuất Agar
Người ta có thể chiết xuất agar từ rong biển với nước nóng, sau đó là đóng băng và tan băng làm sạch. Quy trình chiết xuất thương mại liên quan đến rửa, chiết xuất hóa học, lọc, gel hóa, tẩy trắng, đông lạnh, rửa, làm khô và xay xát.
Bột rau câu agar được làm chủ yếu từ rong, là loại thuộc ngành tảo tự nhiên. Để làm ra được loại bột này trước tiên sau khi lấy tảo về làm đông, chúng được ép thủy lực để tách toàn bộ nước sau đó sấy khô và nghiền thành dạng bột mịn.
Cơ chế hoạt động của Agar
Hoạt chất Agar có tính thuận nghịch về nhiệt. Đun nóng polymer tạo thành một khối, khi dung dịch nguội đi các chuỗi sẽ bao lấy nhau và liên kết với nhau từng đôi một bằng liên kết hidro để tạo thành chuỗi xoắn kép. Giai đoạn tiếp theo là sự tổ hợp các chuỗi xoắn kép lại với nhau, tạo ra một mạng lưới không gian ba chiều nhốt các chất khô bên trong do số lượng liên kết hidro rất lớn. Cấu trúc gel vững chắc nhờ các nút mạng chứa liên kết ion nội phân tử, nên gel agar rất cứng và vững chắc.
Quá trình hình thành gel, độ ổn định của gel bị ảnh hưởng bởi hàm lượng, khối lượng phân tử của nó. Kích thước lỗ gel khác nhau phụ thuộc vào nồng độ agar, khi nồng độ agar càng cao kích thước lỗ gel càng nhỏ. Gel khô có thể tạo thành một màng trong suốt, bền cơ học và có thể bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.
Khả năng tạo gel phụ thuộc hoàn toàn vào hàm lượng đường agarose. Agarose là các gel ngậm nước, các phân tử polymer kết hợp với nhau thông qua liên kết hydro. Đặc tính độc đáo này của gel, các gel giữ bên trong mạng lưới một lượng to lớn của nước có thể di chuyển tự do hơn thông qua việc trao đổi ion. Mỗi phân tử, duy trì cấu trúc của chúng trong sự độc lập hoàn toàn. Vì vậy, quá trình này không phải là sự đồng trùng hợp, nhưng là điểm thu hút tĩnh điện đơn giản. Hàm lượng agarose phụ thuộc vào nguyên liệu rong câu ban đầu và quá trình chế biến. Sự có mặt của ion sulfat làm cho gel bị mờ, đục, tránh dùng nước cứng để sản xuất. Chúng có khả năng giữ mùi, vị vàmàu, acid thực phẩm cao trong khối gel nhờ nhiệt độ nóng chảy cao (85–90oC).
Gel agar chịu được nhiệt độ chế biến lên đến 100oC, pH 5 – 8, có khả năng trương phồng và giữ nước. Không nên dùng agar trong môi trường pH nhỏ hơn 4 và có nhiều chất oxi hóa mạnh, agar có thể tạo đông ở nồng độ thấp. Biến đổi này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không có sự tác động của các chất thủy phân, agarose hay chất oxy hóa phá hủy gel. Gel agar khác các gel carrageenan, alginate là gel agar không cần sự tồn tại của cation vẫn có thể gel hóa. Tính chất quan trọng của gel agar là hiện tượng trễ gel rất cao, (sự khác biệt nhiệt độ giữa gel của chúng khoảng 38ºC), nhiệt độ nóng chảy (khoảng 85ºC).
Nồng độ agar được dùng tạo gel là từ 0,5% đến 2%, đối với mỗi loài rong khác nhau thì gel agar có hiện tượng trễ gel là khác nhau. Hiện tượng trễ gel được thể hiện trong hình 12 đối với mỗi loại agar khác nhau là 45ºC, các gel carrageenans có hiện tượng trễ ở khoảng 12ºC đến 26oC, thấp hơn so với gel agar. Chứng tỏ sự hiện diện của agarose ban đầu có tác động tới hiện tượng trễ gel. Nhiệt độ gel là một chỉ số để xác định nhiệt độ agarophyte sử dụng để hình thành môi trường agar. Cần dựa vào nhiệt độ tạo gel đặc trưng của agar sẽ xác định được nguồn gốc của nó.
Nhiệt độ tạo gel ảnh hưởng bởi mức độ methyl hóa của nhóm C6 của agarobioses hiện diện trong môi trường agar. Sự methyl hóa của agaroses trong Gelidiella lớn hơn trong Pterocladia, điều này chứng tỏ, methyl hóa nhóm carbon 6 lớn hơn sẽ có nhiệt độ gel hóa cao hơn. Quá trình gel hóa là quá trình tỏa nhiệt, các phân tử agarose được hòa tan trong nước.
Xoắn đôi phản đối xứng (B1) được hình thành trong sự kết hợp để tạo thành một lưới vĩ mô (C và D), xoắn B2 đơn giản được nối bằng cầu nối hydro tạo ra cấu trúc (xoắn đôi đối xứng) và hình thành nên mạng lưới vĩ mô có thể nhìn thấy (C và D). Cả hai quá trình tạo gel có thể cùng tồn tại và một hoặc các điều kiện khác tùy thuộc vào tốc độ làm mát, một tốc độ nhanh hơn ủng hộ quá trình đầu tiên. Nó đều dựa vào sự hình thành các cầu nối hydro và tạo ra một cấu trúc lưới vĩ mô.
Sản phẩm liên quan










